Việt Nam Thất_Tịch

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Những ngày này, trai gái đến chùa làm lễ Thất Tịch, cầu tình duyên, cầu cho những điều tốt đẹp nhất đến với tình yêu đôi lứa. Những người lận đận đường tình thì đến để cầu sự suôn sẻ, mong tìm được ý trung nhân thật sự. Những đôi trai gái đến được với nhau thì đi cầu cho tình yêu thêm bền chặt, gắn bó. Ngoài ra, ăn chè đậu đỏ cũng là một phương thức tâm linh với hi vọng tình yêu đôi lứa bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.[1]

Lễ Thất tịch khoảng năm 1860 trở về trước còn gọi là tết tiểu xảo, hoặc lễ thù du. Trong dân gian, tết tiểu xảo là tết nữ công gia chánh của phụ nữ, con gái. Buổi đêm sẽ bày bánh trái trước trăng để cầu con gái sẽ đủ tài nội trợ, nhân duyên đẹp. Còn trong cung thì vua sẽ làm lễ yến thù du ban bánh trái cho các quan viên. Trong hậu cung cũng như vậy. Thông tin lấy từ bộ Giá Viên thi tập, thơ chữ Hán Phạm Phú Thứ. Còn tới 1945 vẫn còn, có thể thấy trong văn học 1930-1945, trên báo Tiểu thuyết thứ Năm...

Ngày Thất tịch (7/7 ÂL) tồn tại trong văn hóa của người Việt từ xưa chứ không phải là mới được du nhập. Truyện về ông Ngâu - bà Ngâu tồn tại để giải thích về hiện tượng mưa ngâu vào tháng 7 Âm lịch. Cũng từ truyện này mà người ta bắt đầu kiêng cưới hỏi vào Tháng 7 vì sợ giống như hai ông bà, cầu ông bà Ngâu sự khéo tay đối với nữ, sức khỏe đối với nam và hơn hết là cầu tình duyên. Đặc biệt ở chùa cứ vào 7/7 con gái đến đây cầu rất đông.

Nó tồn tại ở cả nam lẫn bắc và có thể ở một số dân tộc thiểu số như Hoa, Tày, Mường... Tuy nhiên có lẽ nó khá nhỏ và ít được quan tâm vì chỉ nhằm vào đối tượng cần tìm người yêu (khoảng 15 đến 25). Chuyện hỉ sự xưa do cha mẹ quyết chứ đâu được tự do đi cầu nên không tạo thành một lễ hội lớn, có sức ảnh hưởng. Tuy vậy, truyền thống Việt Nam hoàn toàn có tồn tại tập tục liên quan đến ngày này từ xưa nhưng hiện tại không rõ nữa chứ không phải mới được du nhập những trong những năm gần đây như nhiều người lầm tưởng.

Tuy nhiên, những năm gần đây nó bị lãng quên. Có vẻ bên Trung nó cũng vậy. Gần đây, họ mới dựng lại và làm nó lớn, to hơn trước, ảnh hưởng đến chúng ta nên chúng ta nghĩ rằng nó không phải truyền thống mà là du nhập. Nếu không bị mai một đi thì không biết nó có nhiều tục lệ, nhiều câu chuyện khác nữa hay không hay chỉ mỗi như trên, điều đó còn phải tìm hiểu thêm.

Thế mới biết nhiều tập tục nước ta bị mai một.